Đức Phật Đại Nhật Như Lai

Đức Phật Đại Nhật Như Lai chính là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong Mạn Đà La Giới của Mật Thừa thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh. Ngài đại diện cho Thức uẩn của Ngũ uẩn, Không đại của Ngũ đại, Pháp giới thể tính trí của Ngũ trí.

Pháp Giới Thể Tánh Trí: Sự tròn đầy viên mãn của Trí huệ Phật

Các tên gọi khác

Tên gọi khác: Phật Tỳ Lô Giá Na, Vairocana (tiếng Phạn), Đức Phật Đại Nhật Như Lai

Ý nghĩa tên Đức Phật

Tên tiếng Phạn “Vairocana”, có nghĩa là “biến chiếu” là nguồn gốc của cái tên Tỳ Lô Giá Na. Tỳ Lô Giá Na nghĩa là mặt trời, nhưng không phải mặt trời theo nghĩa thế gian, mà là mặt trời theo nghĩa tuyệt đối – soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chốn u ám. Trí sáng của Đức Phật Đại Nhật Như Lai chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày.

Thần chú chân ngôn

Chân Ngôn của Đức Phật Đại Nhật Như Lai: ?? ?????????? ???

Câu thần chú ngắn: Ohm ahh be lah hung kha

Ý nghĩa câu thần chú ngắn

 Âm tiết “Ahh” trong thần chú đại diện tác động của yếu tố trái đất lên cơ thể con người.

 Âm tiết “Be” biểu trưng và biến đổi yếu tố nước.

 Âm tiết “Lah” biểu trưng và biến đổi yếu tố lửa.

 Âm tiết “Hung” là âm tiết đại diện cho yếu tố gió.

 Âm tiết “Kha” là âm tiết đại diện cho sự trống rỗng.

Khi thực hành thần chú này của Đức Phật Đại Nhật Như Lai, chúng ta đang làm việc để biến đổi tất cả các yếu tố vĩ đại của cơ thể con người, bao gồm chi, kinh tuyến năng lượng, điểm sáng, luân xa, Kundalini, lửa tam muội.

Đặc điểm hình tướng

Đức Phật Đại Nhật Như Lai an tọa bởi tư thế kim cương trên bảo tòa và được tám Sư tử nâng đỡ, thân ngài sắc trắng, Ngài bắt ấn chuyển pháp luân có biểu tượng là bánh xe pháp. Thân Ngài được trang hoàng hoàn mĩ bởi các trang sức Báo thân.

Đức Phật Đại Nhật Như Lai

Ý Nghĩa Tên của Ngài theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tên Tỳ Lô Giá Na của Ngài đã được phiên âm từ tiếng Phạn “Vairocana”, có nghĩa là “biến chiếu”. Trong Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích, Thích Nhất Hạnh thiền sư đã giải thích: “Chữ Tỳ Lô Giá Na mang nghĩa là mặt trời, nhưng không phải hiểu mặt trời theo nghĩa thế gian, mà là mặt trời theo nghĩa tuyệt đối – soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi u ám.

Bởi sự chiếu sáng của mặt trời thế gian bị hạn chế bởi sự ngăn cách, bởi phương hướng, bởi thời gian; chỉ chiếu sáng bên ngoài mà không chiếu sáng bên trong; chỉ chiếu sáng bên này, mà không đến được bên kia; chỉ chiếu sáng ban ngày, còn ban đêm không chiếu sáng. Huệ Nhật của Như Lai thì khác. Trí sáng của Phật chiếu mọi nơi, không kể trong ngoài, chẳng phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày.”

Đức Phật Đại Nhật Như Lai tịnh hóa

Ngài tịnh hóa hoàn toàn vô minh ảo tưởng. Vô minh hay hiểu biết sai lầm chính là sự tin tưởng một cách tuyệt đối, cho rằng vạn pháp đều đang tồn tại chắc thực như cách chúng ta nhận biết. Theo cách hiểu này thì từ lúc sinh ra, từng phút, từng giây, hành động và suy nghĩ của chúng ta luôn bị chi phối bởi vô minh. Chính nhận thức phân biệt mê lầm này đã kéo theo hoạt động tiêu cực và kết quả là ta phải chịu đau khổ.

Song cùng với sự chấm dứt của vô minh, chúng ta sẽ nhận ra Pháp Giới Thể Tính Trí và Đức Phật Đại Nhật Như Lai nơi tự tâm mình. Khi đó, toàn bộ thế giới vô minh ảo tưởng sẽ tan biến và ta có thể nhận biết vạn pháp theo đúng bản chất thật.

Về mặt ý nghĩa, Đức Đại Nhật Như Lai được nhắc tới như là tinh túy và hợp nhất tất cả phẩm hạnh của Ngũ Trí Phật. Vì thế Ngài có sắc trắng thuần tịnh, bởi sắc trắng bao gồm tất cả các màu sắc khác. Biểu tượng của Đức Đại Nhật Như Lai là Pháp luân, biểu trưng cho sự ban trải giáo pháp tỏa sáng như mặt trời và xua tan bóng đêm vô minh che chướng bản tâm nguyên sơ thanh tịnh của chúng sinh.

Thangkashop

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *