Chày Kim Cương trong Mật Tông

Chày Kim Cương là một loại Pháp Khí rất phổ biến trong Mật Tông, hiện diện trong mọi nghi thức của Phật Giới.

Chày Kim Cương là gì?

Chày Kim Cương là vật được cầm khi tu trì và thực hiện các nghi thức trong Phật giới. Không chỉ là vũ khí sắc bén thông thường mà có tính chất tựa như đá kim cương không gì có thể sánh được. Không một vật nào có thể làm tổn hại, và tự bản thân nó luôn phát ra ánh hào quang. 

Ảnh chày Kim Cương Nguồn: Internet

Các tên thường gọi khác của chày Kim Cương

Các tên thường gọi khác của chày Kim Cương: Kim cương, Vajra (tiếng Phạn) có nghĩa là “đá báu”.

Nguồn gốc chày Kim Cương

Chày Kim Cương có nguồn gốc từ thời Vệ Đà, Ấn Độ cổ, các thiên thần dùng thần Đà La dùng chày kim cương làm binh khí, cầm trong tay để khống chế sấm sét, chiến đấu với 810 con rồng ác, tô điểm thêm cho pháp khí khí chất anh hùng với sức mạnh vô biên, đồng thời cùng mang khí phẫn nộ và uy vũ của thần. Nó không chỉ thể hiện ra bên ngoài là hình tướng hung ác, mang lại vẻ uy phong, trang nghiêm tự nhiên, mà còn có sức mạnh có thể giáng trừ tất cả mọi thế lực tà ác.

Ý nghĩa của chày Kim Cương

Kim Cương chùy là biểu tượng tinh túy của truyền thống Kim Cương Thừa. Tên của pháp khí này khởi nguồn từ chính chất liệu kim cương. Theo thuật ngữ tiếng Phạn, Kim cương có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ. Nó giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc bị phá vỡ. Chày Kim Cang biểu trưng cho Phật tính, có tính chất không thể phá hủy và thường hằng. Chày Kim Cương đầu tiên không phải được làm bằng sắt mà được làm bằng xương của các bậc hiền triết tiên thánh chế thành.

Ý nghĩa Phật giáo của chày Kim Cương

Chày Kim Cương mang tính dương trong Phật giáo, thường được cầm bên tay phải, tượng trưng cho từ bi và phương tiện, giáo nghĩa của Phật giáo vô song, thể hiện hình tượng ra ngoài là hình tượng uy vũ trang nghiêm.

Chày Kim Cương dài 12 đốt ngón tay,theo truyền thuyết là diệt trừ 12 nhân duyên. Ở giữa chày Kim Cương có 3 hình tròn nghiêng hướng lên trên, tượng trưng cho “ba cửa” tức là: Cửa không giải thoát, của vô tướng giải thoát, cửa vô nguyện giải thoát. Phía trên có 3 vòng ngọc đại diện cho pháp tu “lục độ của Bồ Tát” là bố thí, giới, nhẫn, tinh tiến, thiền và tuệ.

Chày Kim Cương 3 góc tượng trưng cho sự chiến thắng Tam độc (sân, si, ngu), nắm được Tam thời (quá khứ, hiện tại, tương lai), Tam giới (thiên giới, địa giới, nhân giới).

Chày Kim Cương 5 góc đại diện cho 5 trí tuệ Phật, Ngũ uẩn. 

Kim Cương Thủ Bồ Tát là vị Bồ Tát có hình tướng gắn liền với chày kim cương. Ngài thuộc vào bộ Kim cương trong Phật ngũ phương, vì tay Ngài cầm chày kim cương nên có tên như vậy. Trong Mật tông Tây Tạng, đa phần Mật tục đều do Phật Đà truyền thụ cho vị này mà được lưu truyền đến nay. 

Kim Cương Thủ Bồ Tát Nguồn: Internet

Chày Kim Cương với việc sinh thành của thần linh có mối quan hệ nhất định gắn liền với thuyết “Kim cương tam muội”. Chày Kim Cương là một trong những Pháp khí quan trọng nhất của chư Phật, Bồ Tát khiến con người luôn sợ hãi. Nó không chỉ đơn thuần là một binh khí sắc bén rắn chắc mà còn có ý nghĩa tinh thần thâm sâu, tượng trưng cho sự vững vàng kiên cố, sự vĩ đại và uy nghiêm của giáo nghĩa Phật giáo, đại diện cho tinh thần tính dương của Phật giáo.

Phân loại Chày Kim Cương

  1. Kim Cương Chùy một mũi nhọn: Loại này có hình dạng một mũi nhọn ở phía tay cầm. Tượng trưng cho sự kết hợp thế giới vật chất và thế giới tinh thần. Trong Mật tông, loại này chỉ được dùng bởi các nhà sư sơ cấp và biểu thị cho thực thể duy nhất của Pháp.
  2. Kim Cương Chùy hai mũi nhọn: loại này biểu thị tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật. Tuy nhiên, loại này rất ít khi được sử dụng hay biểu thị.
  3. Kim Cương Chùy ba mũi nhọn: đây là loại thường thấy nhất. Nó có 3 mũi nhọn ở mỗi đầu hoặc là khum, cong chụm đầu vào giữa, hoặc là hai mũi ngoài cong, khum vào mũi thẳng ở giữa. Ba mũi này biểu thị tam bảo: Phật, Pháp, Tăng và Tam mật: Ngữ, Ý và Hành. Trong loại này, có luân hồi thiền trượng là loại được tạo thành bởi hai thiền trượng kép với ba mũi nhọn xếp thành hình chữ thập. Nó tượng trưng cho Diệu Đế và tương ứng với Pháp Luân.
  4. Kim Cương Chùy bốn mũi nhọn: loại này ít được thấy. Nó tượng trưng cho bốn biến cố lớn trong đời Phật Cổ Đàm, bốn kỳ phổ độ Phật pháp và bốn Đại Phật.
  5. Kim Cương chùy năm mũi nhọn: tượng trưng cho năm loại Minh Trí, Ngũ Trí Như Lai. Nó còn tượng trưng cho năm nguyên tố của trời đất.
  6. Kim Cương Chùy chín mũi nhọn: loại này khá hiếm thấy, chủ yếu bắt gặp ở Tây Tạng. Ý nghĩa của nó có thể tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai và các vị Bồ Tát.

Nguồn: thangkashop

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *