5 Phương diện của Pháp khí Mật Tông

Pháp khí (còn gọi là Phật khí), là dụng cụ sử dụng trong tu chứng Phật pháp, có khả năng giúp người tu hành thực hiện các nghi thức Phật giáo và sinh hoạt Phật pháp. Những vật phẩm được dùng trong một số Phật sự như cúng dường, tu pháp, pháp hội, hay những đồ vật mà giáo đồ Phật giáo mang theo người (như tích trượng, tràng hạt) đều được gọi là pháp khí.

Một số Pháp khí Mật tông
Một số Pháp khí Mật tông

Phật Giáo Ấn Độ chính là nguồn gốc của Phật giáo Tạng truyền cũng như Phật giáo Hán địa. Tuy nhiên giữa Tạng truyền và Hán địa Phật giáo lại có sự khác biệt khá rõ ràng. Phật giáo Tây Tạng là sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo Ấn Độ và Bản giáo của vùng Tây Tạng, vì vậy hình thành nên dáng vẻ tôn giáo độc đáo riêng của mình.

Chẳng hạn, ta có thể thấy được sắc thái của chư tôn Kim cương phẫn nộ biểu thị sự uy nghi trong các tự viện và trong tay của chư tôn hiện tướng phẫn nộ có cầm nhiều pháp khí biểu thị sự sợ hãi với nhiều sắc thái khác nhau.

Đặc biệt khi được khắc họa trong các bức tranh Đường Ca (được ví như viên ngọc sáng trong nghệ thuật Mật tông Tây Tạng). “Một bức Đường Ca chính là một bộ giáo pháp Kim cương thừa” khi tái hiện lên trong các bức Đường Ca là những hình tượng có sắc thái mỹ lệ, hàm chứa ý nghĩa đặc thù riêng, nhưng lại thể hiện rất rõ những phong vị độc đáo của Phật giáo Mật Tông Tây Tạng.

Nghệ thuật Đường Ca Tây Tạng ngoài sắc thái mỹ lệ, nét vẽ tinh tế ra, quan trọng hơn còn mượn những đồ hình trên đó để thể hiện đặc điểm giáo lý cơ bản của Phật giáo. Mỗi hình tượng trong các bức Đường Ca đều ẩn chứa những nội hàm sâu sắc của Phật giáo bí mật. Đây cũng là công cụ có thể giải thích rõ ràng và cho thấy việc quan trọng giáo nghĩa của Phật giáo Tây Tạng.

Các hình tượng trong Đường Ca, pháp tướng của chư Phật Bồ Tát hiện lên khác nhau, cầm các pháp khí khác nhau, cũng đại diện cho sự tu hành pháp môn Mật thừa không giống nhau. Trong đó, việc hiểu được ngụ ý của các pháp khí cầm trong tay chư Tôn là vô cùng quan  trọng, có thể bạn không nhớ rõ tên nhưng thông qua pháp khí mà họ cầm trong tay, cũng phần nào có thể biết được chức trách, thuộc tính của các vị tôn giả và các pháp môn tu hành mà họ có thể truyền dạy cho chúng sinh.

Ví như, chày kim cương trong tranh Đường Ca vốn là một loại binh khí thời Ấn Độ cổ, sau khi du nhập vào trong Phật giáo Tạng truyền, được làm bằng kim loại, nên đại diện cho nội hàm Phật pháp là từ bi và bản lĩnh kiên cố, đại diện cho bộ Kim cương phương Đông trong 5 phương Phật, chủ yếu được cầm trong tay của các vị thần hiện tướng phẫn nộ, tượng trưng cho sự đoạn trừ vọng kiến cũng như giáng trừ tà ma, đồng thời còn ẩn chưa giai đoạn tu hành tối cao trong Phật giáo Tạng truyền là Vô thượng Du già (Anuyogayttara).

Có thể nói, Phật giáo Tạng truyền thông qua những bức đồ hình hoàn chỉnh, có hệ thống để truyền bá Phật pháp, còn Đường Ca chính là một phương tiện quan trọng trong con đường thuyết pháp và hoằng dương Phật pháp.

Trong nghệ thuật tạc tượng Phật giáo Tạng truyền, pháp khí được cầm trong tay chư Tôn ngoài việc tỉ dụ giáo pháp của Phật Đà còn được dùng để biểu thị tiêu chí nhận biết tôn giả và các loại ấn. Chỉ cần nhìn vào một vài loại pháp khí, có thể lập tức nhận ra được vị Bản tôn của nó là ai, nhiệm vụ chức trách của vị Bản tôn đó như thế nào.

Ví như đầu và đuôi đàn Veena có hình chim nhạn lớn là một tiêu chí nhận biết Diệu Âm Thiên Nữ, do đàn này có ngụ ý tượng trưng cho “âm tính không”, vì thế có thể biết được Diệu Âm Thiên Nữ, có nhiệm vụ là tấu nhạc âm để cúng dàng Phật Đà. Đồng thời, tựa như 4 đại Kim cương của Vô thượng Du già có rất nhiều hóa thân, tay của thần thường có từ 4 đến 34 tay, cũng có thể thông qua các pháp khí cầm trong các tay để mà phân biệt.

Có thể nói, Tranh Đường Ca như một bộ Bách khoa toàn thư về Phật giáo Tạng truyền thể hiện được đầy đủ ý nghĩa tượng trưng. Pháp khí Mật tông chủ yếu dựa vào ý nghĩa tượng trưng của chúng để phân loại. Theo đó, được chia ra gồm năm phương diện, bao gồm: Pháp khí tượng trưng cho sự ôn hòa, pháp khí tượng trưng cho sự sợ hãi, binh khí, châu báu cát tường và cúng phẩm. 

1. PHÁP KHÍ TƯỢNG TRƯNG CHO SỰ ÔN HÒA

Trong Phật giáo Tạng truyền, những khí vật trong tay của Phật, Bồ Tát, Kim cương… cùng những khí cụ như tràng hạt, gậy tích trượng được cầm theo bên mình khi tu hành của các môn đồ Phật giáo đến những khí cụ được dùng trong các công việc có liên quan đến Phật giáo như khẩn cầu, tu pháp, cúng dường, pháp hội…đều được gọi là pháp khí. Trong đó, những pháp khí này thường được nắm nhẹ nhàng trong tay của Phật, Bồ Tát … hiện lên dáng vẻ ôn hòa và ẩn chứa sâu bên trong là sự từ bi, trí tuệ, tính không, phúc đức, được tích tụ qua các đời.

Chuông và chày kim cương
Chuông và chày kim cương

2. PHÁP KHÍ TƯỢNG TRƯNG CHO SỰ SỢ HÃI

Thần linh trong Mật thừa thường đeo trên mình những vật trang sức đáng sợ, khiến con người cảm thấy kinh hãi, nhất là những vật trang trí như xương cột sống, sọ đầu lâu hay trái tim, ruột gan của con người… Trên thực tế, những vật phẩm hoặc vật trang sức đó không phải được lấy từ sát sinh giết hại con người mà chỉ là biểu tượng cho hình thể thực tế kẻ địch của con người đó là sự phiền não. Dùng những thứ đáng sợ như thịt, máu… cũng chỉ là tượng trưng cho sự ghét bỏ và tránh xa phiền não.

Nhìn dáng vẻ bên ngoài, quan sát tứ diệu đế để vẽ nên các hình tượng, tiến hành tu luyện, chính là một phương pháp tu luyện thù thắng của Phật giáo Tạng truyền. Tất cả những hình ảnh kinh hãi như chặt chân tay hay chém đầu, mọi tim gan đều là một công cụ để điều chỉnh thân tâm của người tu hành Mật tông, thể hiện những phù hiệu nghĩa ẩn dụ bên trong, bồi đắp thêm cơ duyên của Phật tính. Tất cả các hình tượng trong nghệ thuật Mật tông chỉ là một loại tượng trưng, cho nên cần phải thấu tận ý nghĩa chân thực biểu hiện từ những hình tượng đó.

Dao kim cương
Dao kim cương

3. BINH KHÍ

Trong nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, loại trì vật binh khí thường được cần trong tay những vị Phật Phẫn Nộ như Minh Vương, Kim Cương…, có ý nghĩa biểu trưng cho sự giáng phục mạnh mẽ, hàng phục tà ác. Loại pháp khí này bao gồm: Đạo, rìu, kiếm, kích, gậy, móc câu, cung tên, lá chắn…

Ý nghĩa tượng trưng của những pháp khí binh khí này không chỉ là diệt trừ yêu ma, hàng phục ngoại đạo, mà còn đoạn trừ tất cả ham muốn tự ngã, tiêu trừ sự sợ hãi trong tâm. Sự sắc nhọn của kiếm có thể chặt chém, tượng trưng cho trí tuệ Bát nhã; dùng móc câu với ý chiêu tập chúng sinh; dùng kích để giáng phục Tam độc tham, sân, si; dùng cung tên để bắn vỡ, với ý phá tan sự phiền não của chúng sinh…

Rìu kim cương
Rìu kim cương

4. VẬT BÁU CÁT TƯỜNG

Trong nghệ thuật Đường Ca của Mật tông Tây Tạng thường có vật tượng trưng xuất hiện thành nhóm, như “bát cát tường” (tám vật tượng trưng cát tường) thường thấy trong chùa Phật giáo Tạng truyền. Đó là những vật cúng dàng của chúng thần khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, đồng thời cũng tượng trưng cho tất cả công đức sự nghiệp của Phật Đà. Ngoài ra, loại pháp khí này còn bao gồm những bảo vật tượng trưng cho bố thí và tài phú, thành công và thắng lợi, dùng để thỏa mãn tất cả nguyện vọng của chúng sinh.

Ốc báu
Ốc báu

5. CÚNG VẬT

Trong các pháp khí có một loại là vật phụng hiến dùng để cúng dàng thần Phật. Khi Phật Đà tại thế, mọi người thường dùng bốn loại vật phẩm: Y phục, đồ ngủ, thực phẩm, thuốc men để cúng dàng, lấy đó để biểu đạt sự thành tâm và kính ý đối với Phật Đà. Chủng loại cúng vật có y phục, thực phẩm, đồ ngủ, thuốc men, hương hoa, chuỗi ngọc, mạt hương, hương xức, hương đốt, ô lọng, cờ phướn, nhạc cụ.

Trong Phật giáo Tạng truyền, chủ yếu dùng sáu loại vật phẩm là nước sạch, hương xức, hoa, hương đốt, thực phẩm, đèn nến để làm vật cúng dàng. Nhưng, những vật cúng dàng này cũng chiếu theo Bản tôn khác nhau của 3 bộ Phật, Liên hoa, Kim cương, hoặc dựa theo 3 pháp tu trừ tai, tăng ích, hàng phục cùng với ý nguyện kỳ vọng mà có sự phân biệt thành 3 cấp thượng, trung, hạ.

Bát cúng dường
Bát cúng dường

Quý độc giả có thể tham khảo thêm về các pháp khí Mật tông tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *